HÓA HỌC 10 || BÀI 6: LUYỆN TẬP: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

 👉 Cũng cố kiến thức về: thứ tự các phân lớp electron theo chiều tăng của năng lượng trong nguyên tử, số electron tối đa trong một phân lớp, một lớp và cấu hình electron nguyên tử.
👉 Rèn luyện kĩ năng xác định số electron của các lớp và số electron lớp ngoài cùng nguyên tử 20 nguyên tố đầu trong bảng tuần hoàn, từ đó suy ra tính chất cơ bản của nguyên tố.

A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

LỚP VÀ PHÂN LỚP ELECTRON

Kí hiệu lớp (n)

1

2

3

4

……

Tên của lớp electron

K

L

M

N

……

Số electron tối đa

2

8

18

32

 

Số phân lớp

1

2

3

4

……

Kí hiệu phân lớp

1s

2s, 2p

3s, 3p, 3d

4s, 4p, 4d, 4f

…….

Số electron tối đa ở lớp và phân lớp

2

8

18

32

……


MỐI LIÊN HỆ GIỮA LỚP ELECTRON NGOÀI CÙNG VỚI LOẠI NGUYÊN TỐ

Cấu hình electron lớp ngoài cùng

ns1 , ns2 , ns2np 

ns2np2

ns2np3,ns2np4, ns2np4 và ns2np5

ns2np6

(He : 1s2)

Số electron lớp ngoài cùng

1, 2 hoặc 3

4

5, 6 hoặc 7

8 

(2 ở He)

Dự đoán loại nguyên tố

Kim loại (trừ H, He, Be)

Có thể là kim loại hoặc phi kim

Thường là phi kim

Khí hiếm

Tính chất cơ bản của nguyên tố

Tính kim loại

Có thể là tính kim loại hay phi kim

Thường có tính phi kim

Tương đối trơ về mặt hóa học

Sơ đồ tổng hợp cấu tạo nguyên tử
Sơ đồ tổng hợp cấu tạo nguyên tử

B. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP  

Bài 1. Thế nào là nguyên tố s, p, d, f?

Giải: 

− Nguyên tố s là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp s. Ví dụ: Na, K, Ca, Mg,…
− Nguyên tố p là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp p. Ví dụ: C, Si, Al,..
− Nguyên tố d là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp d. Ví dụ: Cu, Fe, Ni,… 
− Nguyên tố f là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp f. Ví dụ: Pr, Pb, Ce,… 

Bài 2. Các electron thuộc lớp K hay lớp L liên kết với hạt nhân chặt chẽ hơn? Vì sao?

Giải: 
Các electron thuộc lớp K liên kết với hạt nhân chặt chẽ hơn lớp L vì:
− Các electron lớp K gần hạt nhân hơn các electron lớp L
− Mức năng lượng của electron lớp K thấp hơn lớp L
Cho nên, sự liên kết giữa electron trên lớp K với hạt nhân là bền chặt nhất, sau đó đên các lớp tiếp theo L, M, N, O, P, Q. 
 Bài 3. Trong nguyên tử, những electron của lớp nào quyết định tính chất hóa học của nguyên tử nguyên tố đó? Cho thí dụ.

Giải:
Trong nguyên tử, những electron ở lớp ngoài cùng (LNC) quyết định tính chất hóa học của nguyên tử nguyên tố.
➤ Ví dụ: 
− Flo, Clo có 7 electron lớp ngoài cùng nên thể hiện tính chất phi kim.
− Natri, Kali có 1e ở lớp ngoài cùng nên thể hiện tính chất của kim loại.
− Silic và Gemani 4e ở lớp ngoài cùng nhưng Silic thể hiện tính chất của phi kim, còn Gemani thể hiện tính chất của kim loại.

Bài 4. Vỏ electron của một nguyên tử có 20 electron. Hỏi:
a) Nguyên tử đó có bao nhiêu lớp electron?
b) Lớp ngoài cùng có bao nhiêu electron?
c) Đó là nguyên tố kim loại hay phi kim?

Giải
Theo đề:
Nguyên tử có 20 electron (Z = e = p =20)  Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s2. Dựa vào cấu hình electron ta xác định:
a) Nguyên tử có 4 lớp electron.
b) Lớp ngoài cùng có 2 electron.
c) Nguyên tử này là nguyên tố kim loại.

Bài 5. Cho biết số electron tối đa ở các phân lớp sau:
a) 2s. b) 3p. c) 4s. d) 3d.

Giải: 
Ta có: 
  • Phân lớp s chứa tối đa: 2 electron
  • Phân lớp p chứa tối đa: 6 electron
  • Phân lớp d chứa tối đa: 10 electron
  • Phân lớp f chứa tối đa: 14 electron
Vậy:
a) 2s2 chứa tối đa 2 electron. 
b) 3p6 chứa tối đa 6 electron.
c) 4s2 chứa tối đa 2 electron.
d) 3d10 chứa tối đa 10 electron.

Bài 6. Cấu hình electron của nguyên tử photpho là 1s22s22p63s23p3. Hỏi:
a) Nguyên tử photpho có bao nhiêu electron?
b) Số hiệu nguyên tử của P là bao nhiêu?
c) Lớp electron nào có mức năng lượng cao nhất?
d) Có bao nhiêu lớp, mỗi lớp có bao nhiêu electron?
e) Photpho là nguyên tố kim loại hay phi kim? Cho thí dụ.

Giải:
a) Đếm số electron ở các phân lớp s, p nguyên tử photpho có 15e
b) Trong nguyên tử: số p = số e = số điện tích hạt nhân = số hiệu nguyên tử = Z. 
Theo đề: e = p = 15  Số hiệu nguyên tử của P là: 15
c) Các electron nguyên tử được xếp thành từng lớp theo quy tắc: Các lớp electron được sắp xếp theo thứ tự mức năng lượng từ thấp đến cao. Mức năng lượng tăng dần theo thứ tự lớp K, L, M, N, O, P, Q  Lớp electron thứ 3 có mức năng lượng cao nhất.
d) Có 3 lớp electron:
Lớp thứ nhất (K)có: 2e
Lớp thứ hai (L) có: 8e
Lớp thứ ba (M) có: 5e
e) Nguyên tố P có 5e LNC  photpho thể hiện tính chất hóa học của một phi kim.

Bài 7. Cấu hình electron của nguyên tử cho ta những thông tin gì? Cho thí dụ.

Giải:
Cấu hình electron của nguyên tử cho ta những thông tin sau:
− Số hiệu nguyên tử, số proton trong hạt nhân (điện tích hạt nhân) và số electron ở vỏ nguyên tử
− Số lớp electron và sự phân bố electron trên các lớp, phân lớp
− Cho biết số electron lớp ngoài cùng, từ đó dự đoán được nhiều tính chất của nguyên tử nguyên tố như nguyên tố là kim loại, phi kim hay khí hiếm
➤ Thí dụ: Nguyên tử Al có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p1. Dựa vào cấu hình trên ta biết:
Số hiệu nguyên tử là 13, số proton trong hạt nhân 13 (điện tích hạt nhân là 13+) và số electron ở vỏ nguyên tử là 13
− Số lớp electron là 3: lớp thứ nhất có 2e, lớp thứ 2 có 8e và lớp thứ 3 có 3e 
− Số electron lớp ngoài cùng 3  nguyên tố Al là nguyên tố kim loại

Bài 8. Viết cấu hình electron đầy đủ cho các nguyên tử có lớp electron ngoài cùng là:
a) 2s1. b) 2s22p3. c) 2s22p6.
d) 3s22p3. e) 3s22p5. g) 3s22p6.

Giải:
➤ Cách viết cấu hình electron nguyên tử:  
− Xác định số electron của nguyên tử. 
− Phân bố vào các phân lớp theo thứ tự tăng dần các mức năng lượng trong nguyên tử (1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s..): 
  • Phân lớp s chứa tối đa: 2 electron
  • Phân lớp p chứa tối đa: 6 electron
  • Phân lớp d chứa tối đa: 10 electron
  • Phân lớp f chứa tối đa: 14 electron
− Viết cấu hình electron theo thứ tự các phân lớp trong một lớp và theo thứ tự của các lớp electron.
Cấu hình electron đầy đủ cho các nguyên tử:
a) 1s22s1.      b) 1s22s22p3. c) 1s22s22p6.
d) 1s22s22p63s23p3. e) 1s22s22p63s23p5. g) 1s22s22p63s23p6

Bài 9. Cho biết tên, kí hiệu, số hiệu nguyên tử của:
a) 2 nguyên tố có số electron lớp ngoài cùng tối đa.
b) 2 nguyên tố có 1 electron ở lớp ngoài cùng.
c) 2 nguyên tố có 7 electron ở lớp ngoài cùng.

Giải:
a) Nguyên tố có electron lớp ngoài cùng tối đa bằng 8 
2010Ne (Z = 10): 1s22s22p6
4018Ar (Z = 18): 1s22s22p63s23p6
⇨ nguyên tố khí hiếm Neon và Aron
b) Nguyên tố có 1 electron ở lớp ngoài cùng 
2311Na (Z = 11): 1s22s22p63s1
3919(Z = 19): 1s22s22p63s23p64s1
⇨ nguyên tố kim loại Natri và Kali
c) Nguyên tố có 7e lớp ngoài cùng
 199F (Z = 9): 1s22s22p5
 3517Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5 
⇨ nguyên tố phi kim Flo và Clo

LỜI KẾT

Trên đây chúng ta đã tìm hiểu lớp và phân lớp electron trong nguyên tử, số electron trong một lớp, phân lớp và mối liên hệ giữa lớp electron lớp ngoài cùng của nguyên tố. Hi vọng bài viết LUYỆN TẬP CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ hữu ích với các bạn. Hãy chia sẻ đến những người bạn của bạn nhé! Chúc các bạn học tốt!

0 Nhận xét