Các bạn học sinh thân mến!
Từ lâu, hoá học được mệnh danh là “trung tâm của các ngành khoa học” vì nhiều ngành khoa học như vật lí, sinh học, y học, khoa học Trái Đất, … đều lấy hoá học làm nền tảng cho sự phát triển. Hoá học cũng là cơ sở phát triển cho nhiều ngành công nghiệp khác như vật liệu, luyện kim, điện tử, dược phẩm, dầu khí, … Trong cuộc sống hằng ngày, hoá học hiện diện ở khắp mọi nơi. Từ lương thực – thực phẩm, đồ dùng thiết yếu trong gia đình, dụng cụ học tập, thuốc chữa bệnh, nguyên liệu sản xuất, … đến hương thơm quyến rũ của nước hoa, mĩ phẩm, … đều là những sản phẩm của hoá học.
Sách giáo khoa Hoá học 10 gồm phần Mở đầu và 7 Chương mang đến cho học sinh những hiểu biết về cấu tạo chất và sự biến đổi của chất dựa trên các nguyên lí, quy luật của tự nhiên, từ đó sẽ thấy được vai trò to lớn về đóng góp của hoá học đối với sự phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật, ứng dụng thực tiễn, … Mỗi chương được chia thành một số bài học, mỗi bài học gồm một chuỗi các hoạt động nhằm hình thành năng lực hoá học cho các em. Mục lục SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo được Huỳnh Chem Blog tổng hợp và tóm tắt kiến thức trọng tâm với hình ảnh mô tả sinh động nhằm giúp các bạn học sinh nắm bắt kiến thức vững chắc nhất.
Mục lục SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo |
Để học tập đạt kết quả tốt, học sinh cần tích cực, chủ động thực hiện các hoạt động sau:
- Hoạt động Mở đầu bài học đưa ra câu hỏi, tình huống, vấn đề, … của thực tiễn với mục đích định hướng, gợi mở các em huy động kiến thức và kinh nghiệm để bắt nhịp một cách hứng thú vào bài học.
- Hoạt động Hình thành kiến thức mới là chuỗi hoạt động quan trọng mà ở đó các em cần tích cực quan sát các hình ảnh, thực hiện thí nghiệm, thảo luận, phán đoán khoa học, … để chiếm lĩnh kiến thức mới của bài học.
- Các hoạt động Luyện tập, Vận dụng giúp học sinh ôn tập kiến thức, rèn luyện kĩ năng của bài học và sử dụng chúng để giải quyết một số vấn đề thực tiễn liên quan đến hoá học.
- Hoạt động Mở rộng, giúp các bạn tìm hiểu thêm kiến thức hoặc ứng dụng liên quan đến bài học.
- Cuối mỗi bài học là một số bài tập, nhằm tạo điều kiện cho các em tự kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của mình.
- Bảng Giải thích thuật ngữ cuối sách, giúp các người học tra cứu một số thuật ngữ khoa học liên quan đến bài học.
Lời nói đầu
Mục lục
Mở đầu
Bài 1:
Nhập môn hóa học
Chương 1 : Cấu tạo nguyên tử
Bài 2:
Thành phần của nguyên tử
Bài 3:
Nguyên tố hóa học
Bài 4:
Cấu trúc lớp vở electron của nguyên tử
Chương 2 : Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bài 5:
Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bài 7: Định luật tuần hoàn - Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Chương 3 : Liên kết hóa học
Bài 8:
Quy tắc octet
Bài 9:
Liên kết ion
Bài 10:
Liên kết cộng hóa trị
Bài 11:
Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals
Chương 4 : Phản ứng oxi hóa - khử
Bài 12:
Phản ứng
oxi hóa - khử và ứng dụng trong cuộc sống
Chương 5 : Năng lượng hóa học
Bài 13:
Enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng
hóa học
Bài 14:
Tính biến thiên enthalpy của phản ứng
hóa học
Chương 6 : Tốc độ phản ứng hóa học
Bài 15:
Phương trình tốc độ phản ứng
và hằng số tốc
độ phản ứng
Bài 16:
Các yếu tố ảnh
hưởng đến tốc độ phản ứng
hóa học
Chương 7 : Nguyên tố nhóm VIIA – Halogen
Bài 17:
Tính chất vật lí và hóa học các đơn chất nhóm VIIA
Bài 18:
Hydrogen halide và một
số phản ứng
của ion halide
Giải thích thuật ngữ
0 Nhận xét