Hàn the là loại hóa chất quen thuộc trong đời sống. Đây là hóa chất phổ biến trong công nghiệp thực phẩm trong các nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất. Vậy Hàn the là gì? Borax là gì? Hàn the có độc không? Hàn the và borax giống hay khác nhau? Ứng dụng của hàn the là gì? Tính chất vật lý, tính chất hóa học của hàn the ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé.
1. Hàn the là gì? Borax là gì?
- Hàn the là một hợp chất hoá học hay được gọi là Borax. Thuật ngữ borax thường được sử dụng cho một số khoáng chất hoặc hợp chất hóa học có liên quan chặt chẽ. Nó khác nhau về hàm lượng nước tinh thể của chúng.
- Ngoài ra, đông y gọi hàn the là bàng sa hoặc nguyệt thạch, ở dạng tinh thể ngậm 10 phân tử H2O).
Hàn The Là Gì? Borax Là Gì? |
- Theo đông y, hàn the có vị ngọt mặn, tính mát dùng hạ sốt, tiêu viêm, chữa bệnh viêm họng, viêm hạnh nhân hạch, sưng loét răng lợi.
Hàn the ngọt, mặn, mát thay
Tiêu viêm, hạ sốt, lại hay đau đầu
Viêm họng, viêm lợi đã lâu
Viêm hạch, viêm mắt thuốc đâu sánh bằng.
- Tây y dùng dung dịch axit boric loãng làm nước rửa mắt, dùng natri tetraborat để chế thuốc chữa đau răng, lợi.
Cấu tạo của hàn the là một hợp chất kết tinh có màu trắng, mềm, có nhiều cạnh. Và đặc biệt, nó rất dễ bị hòa tan trong nước.
2. Nguồn tự nhiên của Borax
- Borax lần đầu tiên được phát hiện trong lòng hồ khô ở Tây Tạng và được nhập khẩu qua Con đường Tơ lụa đến Ả Rập.
- Borax lần đầu tiên được sử dụng phổ biến vào cuối thế kỷ 19 khi Công ty Borax Bờ biển Thái Bình Dương của Francis Marion Smith bắt đầu tiếp thị và phổ biến một loạt các ứng dụng dưới nhãn hiệu 20 Mule Team Borax nổi tiếng, được đặt tên theo phương pháp mà borax ban đầu được sử dụng từ sa mạc California và Nevada.
- Borax được tìm thấy tự nhiên trong các trầm tích bay hơi được tạo ra do sự bốc hơi thường xuyên của các hồ theo mùa.
- Borax có nguồn gốc tự nhiên được tinh chế bằng cách kết tinh lại.
- Borax cũng có thể được tổng hợp từ các hợp chất của boron.
- Borax cũng có thể được sản xuất tổng hợp từ các hợp chất boron khác. Borax có nguồn gốc tự nhiên được tinh chế bằng quá trình tái kết tinh.
- Borax có trong tự nhiên trong các trầm tích evaporit được tạo ra khi các hồ nước mặn bị bay hơi lặp lại theo mùa (xem hồ sa mạc).
- Các trầm tích có tầm quan trọng thương mại chủ yếu được tìm thấy gần Boron, California và các khu vực khác ở tây nam Hoa Kỳ, sa mạc Atacama ở Chile và ở Tây Tạng. Borax cũng có thể sản xuất nhân tạo từ các hợp chất chứa Bo khác.
3. Công thức hóa học của hàn the là gì
- Hàn the là một muối của axit boric (H3BO3).
- Công thức hóa học của borax là Na2B4O7.10H2O hoặc Na2[B4O5(OH)4]·8H2O.
Mô tả cấu trúc hóa học của borax - hàn the |
- Trong khi để ngoài không khí, phân tử Borax bị mất nước dần nên chuyển dần thành khoáng chất tincalconit. Tham khảo công thức hóa học của hàn the có thể ở dạng khan hoặc ngậm nước gồm các loại sau:
+ Borax khan hay têtraborat natri khan (Na2B4O7)
+ Borax pentahiđrat (Na2B4O7.5H2O)
+ Borax decahiđrat (Na2B4O7.10H2O)
- Trong tự nhiên, hàn the có ở dạng khoáng vật tinkan,còn kenit chứa Na2B4O7.5H2O.
- Hàn the là một hợp chất hoá học quan trọng của Bo, là một dạng chất rắn kết tinh, có màu trắng, mềm, nhiều cạnh và dễ hoà tan trong nước. Tính chất hóa học của hàn the là gì? mời các bạn tham khảo tại: Tính Chất Lý - Hóa của Borax nhé
4. Hàn The có độc không? Tác hại của borax là gì?
4.1. Hàn The có độc không?
Hàn The có độc không là thắc mắc của nhiều người sử dụng, vậy thì Hàn the là một hóa chất thuộc nhóm độc trung bình. Chất này giường như độc tính trực tiếp rất thấp, thường gây độc mãn tính với liều lượng thấp. Hàn the mặc dù là loại hóa chất công nghiệp thực phẩm được sử dụng khá phổ biến tuy nhiên nếu sử dụng sai liều lượng, cụ thể là từ 5 gam trở lên đã gây ngộ độc cấp tính có thể dẫn đến tử vong.
Borax là hay hàn the một phụ gia thực phẩm tại một số quốc gia, nhưng là hàn the nằm trong danh mục hóa chất cấm sử dụng trong thực phẩm tại Việt Nam do chúng mang độc tính đối với sức khỏe.
- Mặc dù nó được sử dụng như là thuốc trừ sâu và có độc tính, nhưng liều gây chết 50% (LD50) của hàn the- borax là tương tự như của muối ăn (cả hai đều khoảng 3.000 mg/kg thể trọng). Điểm LD 50 (liều gây chết trung bình) được thử nghiệm ở 2,66 g/kg ở chuột.
- Tiếp xúc đủ với bụi Borax có thể gây kích ứng đường hô hấp và da. Nuốt phải có thể gây đau dạ dày ruột, bao gồm buồn nôn, nôn liên tục, đau bụng và tiêu chảy. Ảnh hưởng đến hệ thống mạch máu và não bao gồm đau đầu và hôn mê, nhưng ít thường xuyên hơn.
- Khi sự xâm nhập xảy ra bằng cách chạm vào da hoặc mắt, hít phải hoặc nuốt, hàn the có thể gây khó chịu.
- Các nghiên cứu về lạm dụng hàn the với các triệu chứng như nôn mửa, kích ứng mắt, buồn nôn, phát ban da, kích ứng miệng và ảnh hưởng đến đường hô hấp có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính.
4.2. Tác hại của borax là gì?
- Độc tính của Borax
+ Có thể gây ngộ độc cập tính, nếu nặng có thể dẫn đến tử vong. Borax tích tụ dần dần trong cơ thể gây tổn thương gan và thoái hoá cơ quan sinh dục.
+ Borax cũng có thể gây tổn thương ruột, não, thận và gây ảnh hưởng tới đường tiêu hoá, giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
+ Borax được đào thải qua sửa và rau thai, gây độc hại cho thai nhi, nếu sử dụng lâu ngày, tác hại sẽ tăng dần và ảnh hưởng đến sự phát triển nhất là đối với trẻ em trong tuổi trưởng thành.
Ảnh hưởng của hà the đến sức khỏe |
– Tác hại của borax
+ Borax tích lũy từ từ trông mô mỡ, mô thần kinh, gây độc tính đến hệ tiêu hóa. Ngoài ra, chúng gây hại đến các quá trình hấp thu và chuyển hóa trong cơ thể.
+ Hàn the ảnh hưởng hưởng nghiêm tọng đến sự phát triển của trẻ em, đặc biệt, làm cơ thể phát triển chậm ở giai đoạn trưởng thành
+ Borax gây rụng tóc, rối loạn kinh nguyệt, đặc biệt rất nguy hiểm cho trẻ em và thai nhi.
+ Hàn the có thể gây nhiễm độc cấp tính với các triệu chứng như buồn nôm, tiêu chảy, hôn mê, động kinh, kích thích thận và các dấu hiệu suy thận.
+ Khi tồn tại thời gian dài trong cơ thể hàn the gây độc mãng tính.
5. Công dụng của hàn the
5.1. Trong sản xuất chế biến thực phẩm
- Người ta dựa vào tính chất thuỷ phân của hàn the tạo acid boric, nhằm hai mục đích:
+ Hạn chế, chống sự lên men, sự sinh sôi của nấm mốc đối với thực phẩm là protid, sữa, tinh bột, gạo, đậu, khoai, ngô . làm kìm sự phát triển của vi khuẩn do đó thực phẩm lâu bị hỏng.
+ Ngoài ra, do khả năng làm giảm tốc độ khử ô xy của các sắc tố Myoglobine trong các sợi cơ của thịt nạc nên người ta dùng nó để bảo quản, duy trì màu sắc tươi ngon của thịt cá.
+ Do acid boric có tác dụng làm cứng các mạch peptid từ đó khả năng protein bị phân huỷ thành các acid amin chậm đi, cũng như làm cứng các mạch amiloza do các gốc glucoza gắn với nhau, do đó khả năng amiloza bị phân thành các glucoza chậm lại. Do tác dụng như vậy nên thực phẩm kể cả thịt cá cũng như các loại bột sẽ dẻo dai, cứng, không bị nhão.
Hàn the tăng độ dai, giòn của các loại thực phẩm |
+ Do không mùi, không vị, có tác dụng kìm khuẩn nhẹ và khi có mặt trong thực phẩm hàn the tăng cường liên kết cấu trúc mạng của tinh bột và protein, làm giảm độ bở, tăng độ dai, giòn của các loại thực phẩm được chế biến từ bột ngũ cốc hoặc từ thịt gia súc, gia cầm, cải thiện trạng thái cảm quan của sản phẩm, phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng; mặt khác còn giúp bảo quản thực phẩm được lâu hơn và duy trì màu sắc thịt tươi hơn nên từ năm 1920 đến 1953 các nước công nghiệp đã cho phép sử dụng borax và acid boric làm chất bảo quản trong thực phẩm (sữa, thịt, .) với nồng độ 0,2-0,5%.
Sau những năm 1960 các nhà khoa học của Anh, Pháp, Đức, Hà Lan . phát hiện thấy Bo tích lũy nhiều trong cơ thể và đã có nhiều công trình nghiên cứu công bố độc tính của Bo. Sau năm 1990 rất nhiều nước đã cấm tuyệt đối sử dụng hàn the trong chế biến thực phẩm (EU, Canada, Mỹ, Nhật, Anh, Việt Nam .).
5.2. Công dụng của hàn the trong đời sống
- Borax được sử dụng trong tất cả các loại công thức làm sạch, nơi nó được thêm vào để có khả năng chống vết bẩn và cắt vết dầu mỡ của hợp chất. Bạn sẽ thấy borax hiện diện trong nhiều sản phẩm và ngành công nghiệp khác nhau , không chỉ làm sạch các sản phẩm
Hàn the dùng để diệt côn trùng trong nhà như kiến |
- Một số sản phẩm mỹ phẩm, men tráng men và chất tẩy rửa được biết là có chứa hàn the.
- Hợp chất này được biết đến như một chất liên kết ngang trong quá trình chuẩn bị chất nhờn
5.3. Công dụng của hàn the trong công nghiệp
- Trong phòng thí nghiệm: Borat natri được dùng làm chất đệm trong phân tích gen (ADN), phân tích sắc phổ hoặc tạo dung dịch nhũ tương nhằm hòa tan các chất hóa học khác trong nước.
- Lĩnh vực hóa sinh được biết là sử dụng rộng rãi hàn the để sản xuất dung dịch đệm.
- Một chất rắn kết tinh mềm, nhẹ, không màu, natri tetraborat decahydrat, hoặc borax được sử dụng chủ yếu trong sản xuất thủy tinh quang học và thủy tinh cứng.
Borax là hóa chất ứng dụng phổ biến trong phòng thí nghiệm |
- Hàn the được sử dụng làm dung môi trong luyện kim cho xỉ oxit kim loại, làm chất trợ dung trong hàn và hàn, và làm phân bón cho nông nghiệp trồng thực phẩm.
- Borax cũng được sử dụng như một chất bổ sung xà phòng, làm chất tẩy rửa thảm trong giặt.
- Ngoài ra, hàn the sử dụng trong các hóa chất diệt sâu bọ độc hại hoặc hóa chất diệt côn trùng để diệt kiến hoặc gián.
5.4. Công dụng của hàn the trong một số lĩnh vực khác
- Trong y tế:
+ Dung dịch diệt khuẩn ngoài da hoặc ở niêm mạc, thuốc tẩy uế, chất khử trùng trong y học, sản xuất men răng, hóa chất diệt côn trùng (kiến, bọ chét, gián,…) được sản xuất từ hàn the.
+ Để điều trị các bệnh nấm bàn chân, hàn the được sử dụng rộng rãi trong các loại thuốc ngâm chân chống nấm.
+ Bệnh tưa lưỡi, một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn rất phổ biến xảy ra trên móng ngựa, có thể được điều trị bằng hàn the.
- Trong nông nghiệp: là nguyên liệu quan trọng dùng sản xuất phân bón hóa học vì borax cung cấp nguyên tố Bo cho cây trồng.
Kết luận
Trên đây là kiến thức hóa học đời sống về borax hay còn gọi là hàn the được sử dụng phổ biến trong đời sống hằng ngày và ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp. Hi vọng rằng sau bài viết Borax là gì? Công thức hóa học của Borax là gì? Tính Chất Lý - Hóa Học Của Borax mang đến cho chúng ta hiểu biết hơn về loại hóa chất phổ biến trong đời sống chúng ta.
0 Nhận xét