Baking soda là gì? Muối nở là gì? Tính chất và Quy trình sản xuất Banking soda

Baking soda là nguyên liệu phổ biến thường dùng để làm đồ ăn, làm đẹp,, và nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống hằng ngày. Vậy Banking soda là gì mà thường được sử dụng phổ biến đến thế? Tính chất của chúng ra sao? Chúng được sản xuất như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết hôm nay nhé!

1. Baking soda là gì? Muối nở là gì?

- Muối nở hay banking soda là tên gọi chung của hóa chất natri bicacbonat hoặc natri hydro cacbonat. Bên cạnh đó chúng còn được gọi với một số tên khác như Cooking soda, bicarbonate of soda, bicarb, Soda Ash Light, bột sô đa, thuốc muối

- Công thức hóa học của banking soda là NaHCO3

- Hợp chất này là muối phân ly thành cation natri (Na+) và anion cacbonat (CO3-) trong nước.

Baking soda - Muối nở
Baking soda - Muối nở

Cấu trúc của Baking Soda

- Công thức hóa học của natri bicacbonat là NaHCO3.

- Nó được tạo thành từ cation natri (Na+) và anion bicacbonat (HCO3-).

- Cấu trúc mạng tinh thể của nó là đơn tà.

- Một nguyên tử natri, một nguyên tử cacbon, một nguyên tử hydro và ba nguyên tử oxy tạo nên hợp chất này.

Công thức hóa học của banking soda

2. Tính chất của baking soda

2.1. Tính chất vật lý

- Baking soda là một chất rắn kết tinh màu trắng có tính kiềm, thường được bán dưới dạng bột. 

- Tồn tại ở dạng tinh thể đơn đà

- Dễ hút ẩm nhưng tan ít trong nước ở nhiệt độ thường tạo ra khí CO2, Na2CO3 khi có sự hiện diện của ion H+

- Phân hủy khoảng 50 °C, bắt đầu mất đi carbon dioxide; chuyển thành natri cacbonat ở 100 °C

- Phân hủy thành Na2CO3 trong nước sôi; dung dịch nước có tính kiềm nhẹ; 

- pH của dung dịch 0,1M ở 25 °C khoảng 8,3; không tan trong rượu; phân hủy trong axit.

- Nó có một hương vị hơi mặn.

2.2. Tính chất hóa học

2.2.1. Phân hủy thành natri cacbonat

- Ở nhiệt độ cao hơn 50 °C (122°F), baking soda phân hủy thành soda giặt hoặc natri cacbonat, cùng với nước và carbon dioxide. Tốc độ phân hủy phụ thuộc vào nhiệt độ và diễn ra nhanh chóng ở nhiệt độ nướng thông thường. Phản ứng khử nước là:

2 NaHCO3  → Na2CO3 + H2O + CO2

- Ở nhiệt độ vẫn cao hơn (trên 850 °C hoặc 1560 °F), cacbonat trở thành oxit. Phản ứng là:

Na2CO3  → Na2O + CO2

- Phản ứng này được sử dụng trong bình chữa cháy bột khô dựa trên muối nở. Khí cacbonic giúp làm ngạt ngọn lửa.

2.2.2. Tính axit

Do có nguyên tử H linh động trong thành phần gốc axit nên baking soda có tính axit yếu. Đồng thời, vì là muối của axit yếu nên NaHCO3 có thể tác dụng với axit mạnh hơn như  HCl...và giải phóng khí CO2, do đó NaHCO3 thể hiện tính bazơ mạnh hơn tính axit.

- Trong dung dịch nước thì NaHCO3 bị thủy phân tạo thành môi trường bazo yếu.

NaHCO3 + H2O → NaOH + H2CO3

- Môi trường bazo này có thể khiến quỳ tím chuyển màu nhưng không đủ mạnh để làm đổi màu dung dịch phenolphtalein.

- NaHCO3 tác dụng với axit mạnh tạo thành muối, nước và giải phóng khí CO2

2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4  + 2H2O + 2CO2

- Tác dụng với bazơ tạo thành muối mới và bazo mới.

NaHCO3 + Ca(OH)2  → CaCO3 + NaOH + H2

- Hoặc tạo thành hai muối mới

- NaHCO3 tác dụng với NaOH tạo thành muối trung hòa và nước.

NaHCO3 + NaOH→ Na2CO3 + 2H2O

- Dưới tác dụng của nhiệt độ, baking soda chuyển hóa qua lại với Na2CO3 theo phản ứng.

2NaHCO3←t°→ Na2CO3 + H2O + CO2

Trên đây là tính chất vật lý và tính chất hóa học của Banking soda đầy đủ và chi tiết nhất. Còn ứng dụng của Banking soda như thế nào, mời các bạn tham khảo công dụng tuyệt vời của Banking soda gì ?

3. Quy trình sản xuất Banking soda

3.1. Quy trình Leblanc

Quy trình Leblanc là phương tiện sớm nhất để sản xuất tro soda (Na2CO3 ), từ đó natri bicarbonate được tạo ra. Natri clorua (muối ăn) được đun nóng với axit sunfuric, tạo ra natri sunfat và axit clohydric. Sau đó, natri sunfat được đun nóng với than và đá vôi để tạo thành natri cacbonat, hoặc tro soda.

Na2CO3 (aq) + H2O (l) + CO2 (g) → 2NaHCO3 (aq)

3.2. Quy trình Solvay 

- Quá trình Solvay là phản ứng của natri clorua đậm đặc, amoniac và carbon dioxide trong nước. 

- Canxi cacbonat được sử dụng làm nguồn CO2 và kết quả là oxit canxi được sử dụng để thu hồi amoniac từ amoni clorua. Sản phẩm có độ tinh khiết thấp (75%). 

Quy trình sản xuất Banking soda - Quy trình Solvay

- Sản phẩm tinh khiết thu được từ natri cacbonat, nước và khí cacbonic. Natri bicacbonat có thể được điều chế bằng cách cacbon đioxit phản ứng với dung dịch nước natri hydroxit. Phản ứng này ban đầu tạo ra natri cacbonat. Phản ứng hóa học quan trọng được sử dụng trong sản xuất muối nở (natri hydro cacbonat) và natri cacbonat là:

H2O + CO2 + NH3 + NaCl → NaHCO3 + NH4Cl

hay

2NH3 (g) + CO2 (g) + H2O (l) → (NH4)2CO3 (aq)

(NH4)2CO3 (aq) + CO2 (g) + H2O (l) → 2NH3HCO3 (aq)

NH3HCO(aq) + NaCl (aq) → NaHCO3 (s) + NH4Cl (aq) .

- Bên cạnh đó, Soda còn được tạo ra từ phản ứng của cacbon dioxit với dung dịch natri hydroxit trong nước.

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

- Sau đó, thêm carbon dioxide vào phản ứng này tạo ra natri bicarbonate. Cô đặc dung dịch đủ để thu được muối khan:

Na2CO3 + CO2 + H2O→ 2 NaHCO3

Lời kết

Trên đây là khái niệm baking soda là gì? Muối nở là gì? Tính chất vật lý và tính chất hóa học của muối nở. Bên cạnh đó, Blog còn chia sẽ quy trình sản xuất banking soda trên thế giới hiện nay. Mong rằng nhưng thông tin trên hữu ích với hóa học đời sống! Chúc các bạn học tốt nhé!

0 Nhận xét