Bên cạnh những khái niệm cơ bản về nước cứng thì Nguồn gốc của nước cứng - Tác hại của nước cứng - Cách nhận biết nước cứng chuẩn nhất như thế nào?cũng được rất nhiều bạn quan tâm. Cho nên bài viết này sẽ trình bài một cách chi tiết nội dung trên. Mời các bạn cùng đọc Nguồn gốc và Tác hại của nước cứng - Cách nhận biết nước cứng chuẩn nhất nhé!
1. Nguồn gốc của nước cứng
– Cacbon dioxide chiếm 0.3% không khí trái đất và dễ dàng hấp thu bởi nước để tạo thành axit cacbonic. Vì thế, mưa có tinha axit và có xu hướng hòa tan khoáng chất và đá. Khi có nước mưa, nước di chuyển qua lớp đất và đá, qua đó nó hòa tan một lượng khoáng chứa kim ion Ca2+ , Mg2+ hòa tan thành dung dịch.
– Từ đầu nguồn, nước chảy thành dòng qua những địa hình khác nhau, hòa tan các nguyên tố vi lượng trong đất đá bao gồm cả canxi và magie. Quá trình hòa tan này làm tăng lượng ion kim loại gây ra tình trạng nước cứng.
– Nước có độ cứng cao thường là từ các nguồn nước ngầm. Nước ngầm đi qua các lớp đất đá, các lớp đá vôi, trầm tích từ đó hòa tan các ion Ca2+, Mg2+… trong các lớp trầm tích, đá vôi… làm tăng độ cứng trong nước. Nước ở ao hồ, sông suối cũng có thể bị tăng độ cứng do nguyên nhân này.
Nguồn gốc của nước cứng |
Trong chu kỳ Hydrologic (Nước), khi nước (có tính axit nhẹ tự nhiên do axit cacbonic) kết tủa, một phần nước sẽ thấm qua đất và đá, sau đó hòa tan một lượng nhỏ các khoáng chất có trong tự nhiên như đá vôi (giàu canxi ) và dolomit (giàu magiê), nó mang chúng vào nguồn cung cấp nước ngầm. Canxi và magiê, hai cation chính hóa trị hai (có nghĩa là chúng có điện tích +2) gây ra độ cứng của nước.
2. Tác hại của nước cứng
2.1. Ảnh hưởng của nước cứng đến đời sống
Nước cứng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe con người.
– Nước nhiễm canxi không thể dùng để pha chế thuốc vì có thể gây kết tủa làm thay đổi thành phần của thuốc.
– Nước cứng làm mất mùi vị ngon ngọt tự nhiên của nước nên ít dùng để pha đồ uống như giảm vị trà, thay đổi màu sắc và mùi vị của sữa, cà phê khiến cho các loại đồ uống có màu đậm, vị ngang hoặc chát, ít thơm, ít ngọt.
– Nước cứng cũng được khuyến cáo không nên sử dụng để sắc hay chế thuốc bắc, nam bởi các ion trong nước tác dụng với những thành phần thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
– Tạo các kết tủa với xà phòng ((C15H31COO)2Na, (C15H31COO)2Mg,…) Làm cho xà phòng ít tan khi giặc, quần áo nhanh hỏng do hình thành các kết tủa khó tan bám trên quần áo.
– Các đồ dùng nhà bếp dùng để đun nấu như nồi hơi, hoặc nước bình nóng lạnh, dễ bị bám cặn, nhanh làm hỏng sản phẩm.
– Dùng nước cứng tắm gội hàng ngày sẽ gây khô da, khô tóc
2.2. Ảnh hưởng của nước cứng đến với sức khỏe
Nước cứng tạm thời khi đi vào cơ thể thì muối bicarbonat bị phân hủy tạo thành muối cacbonat kết tủa (Ca(HCO3)2 → CaCO3). CaCO3 không thấm qua được thành ruột và động mạch nên tích tụ trong các cơ quan của cơ thể, lâu ngày sẽ tạo thành sỏi hoặc làm tắc những đường động mạch, tĩnh mạch gây nguy hiểm đến sức khỏe.
2.3. Ảnh hưởng của nước cứng đến công nghiệp
– Lớp CaCO3 hình thành do nước cứng có thể tạo thành 1 lớp cách nhiệt dưới đáy nồi hơi, làm giảm khả năng dẫn và truyền nhiệt, làm tiêu hao điện năng gây lãng phí.
– Nước cứng làm cho các thiết bị công nghiệp như nồi hơi, thiết bị lạnh… dẫn đến tình trạng bám cặn trên bề mặt thiết bị đun nấu, làm giảm hệ số lưu thông lưu lượng trên đường ống, dần dần có thể gây áp lực lớn gây nổ nổi hơi.
3. Cách nhận biết nước cứng chuẩn nhất
– Cặn canxi cacbonat bám trên đồ thủy tinh trong nhà như ly, chén,làm mờ,đục bề mặt của đồ dùng
– Xà phòng bị giảm bọt và mất khả năng làm sạch.
– Thùng giặt của máy giặt xuất hiện mảng đóng cặn trắng và có thể gây nên hiện tượng tắc.
– Đóng cặn dưới đáy bình đun nước
– Vòi sen, vòi nước bị tắt nghẽn
– Đường ống dẫn nước bị đóng cặn bã, tốc độ dòng chảy giảm xuống bất thường
Các vật dụng trong gia đình bị ảnh hưởng của nước cứng |
– Bình nóng lạnh đun lâu nóng
– Bình nước sôi, ấm giữ nhiệt có chứa các cặn, mảng dày màu trắng còn sót lại dưới đáy;
– Đối với nước làm đá thì nước cứng sẽ làm cho đá tan nhanh, đục hơn so với nước sạch;
– Quần áo khi giặc bị ố màu, chuyển sang màu ám vàng, quần áo dễ hư hại(mục, rách,..) do nước
Các vết bẩn khó rửa sạch trên thành ấm nước |
– Khi pha trà thì mùi hương của nước trà sau khi pha giảm đi rất nhiều
– Nước cứng gây nhiều phiền toái trong cuộc sống, vậy cách khắc phục nước cứng như thế nào hiệu quả? mời các bạn tham khảo thêm cách làm mềm nước cứng hoặc phương pháp làm mềm nước cứng nhé!
Lời kết
Nguồn gốc và Tác hại của nước cứng - Cách nhận biết nước cứng chuẩn nhất được trình bày rất chi tiết qua bài viết này. Ngoài ra, chuyên mục hóa học đời sống còn chia sẽ các kiến thức về nước cứng là gì, các loại nước cứng, đơn vị đo độ cứng là gì,,, rất mong mang đến nhiều kiến thức hóa học hữu ích cho bạn đọc. Chúc các bạn học tốt nhé!
0 Nhận xét