HÓA HỌC 10 - CTST || BÀI 1: NHẬP MÔN HÓA HỌC

Hầu hết mọi thứ xung quanh chúng ta đều liên quan đến hoá học. Hoá học nghiên cứu về những vấn đề gì? Hoá học có vai trò như thế nào trong đời sống và sản xuất? Làm thế nào để có phương pháp học tập và nghiên cứu hoá học một cách hiệu quả?

Hóa học 10 bài 1 - Nhập môn hóa hoc

Hóa học 10 - Nhập môn hóa hoc

Kiến thức môn hóa học 10 là chuỗi hoạt động quan trọng mà ở đó các em cần tích cực quan sát các hình ảnh, thực hiện thí nghiệm, thảo luận, phán đoán khoa học, … để chiếm lĩnh kiến thức mới của bài học. Mang đến nhiều kiến thức trực quan hơn và ứng dụng kiến thức hóa học vào trong đời sống hằng ngày sẽ góp phần định hướng nghề nghiệp học sinh tốt hơn! Mời các bạn khám phá bài nhập môn hóa học nhé! Cùng khám phá hóa học là gì? Các lĩnh vực hóa học và ứng dụng hóa học là gì?

1. Đối tượng nghiên cứu của hóa học

Hoá học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của chất cũng như ứng dụng của chúng.

Một số đơn chất và hợp chất hóa học
Một số đơn chất và hợp chất hóa học

Hoá học là một ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm. Hoá học còn được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối giữa các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lí, địa chất và sinh học, ... 

Quá trình thăng hoa của iodine
Quá trình thăng hoa của iodine

Theo truyền thống, hoá học được chia thành 5 chuyên ngành chính, bao gồm: hoá lí thuyết và hoá lí, hoá vô cơ, hoá hữu cơ, hoá phân tích, hoá sinh.

Nhúng đinh sắt vào dung dịch copper sulfate
Nhúng đinh sắt vào dung dịch copper sulfate

2. Vai trò của hóa học trong đời sống và sản xuất

Hoá học có vai trò quan trọng trong đời sống, sản xuất và nghiên cứu khoa học.

- Vai trò của hóa học trong đời sống và sản xuất

   + Là nhiên liệu dùng cho động cơ đốt trong

   + Làm vật liệu xây dựng

Vật liệu xây dựng
Vật liệu xây dựng

   + Ngành y tế: thuốc phòng, chữa bệnh cho người, chỉ khâu tự tiêu dùng trong y khoa

   + Làm mĩ phẩm, phân bón cho cây trồng

   + Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

Nghiên cứu hóa học
Nghiên cứu hóa học

- Hóa học có ứng dụng trong những lĩnh vực:

   + Công nghiệp năng lượng: Nhiên liệu cho động cơ đốt trong

   + Xây dựng: Cung cấp vật liệu xây dựng

Thuốc chữa bệnh
Thuốc chữa bệnh

   

+ Y khoa: Dược phẩm, mĩ phẩm, chỉ khâu tự tiêu

Mỹ phẩm
Mỹ phẩm

   + Nông nghiệp: Phân bón hóa học cho cây trồng

   + Nghiên cứu khoa học: nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

Phân bón cho cây trồng
Phân bón cho cây trồng

3. Phương pháp học tập hóa học

Phương pháp học tập hoá học nhằm phát triển năng lực hoá học, bao gồm: (1) Phương pháp tìm hiểu lí thuyết; (2) Phương pháp học tập thông qua thực hành thí nghiệm; (3) Phương pháp luyện tập, ôn tập; (4) Phương pháp học tập trải nghiệm.

1. Ôn tập và nghiên cứu bài học trước khi đến lớp
1. Ôn tập và nghiên cứu bài học trước khi đến lớp


2. Rèn luyện tư duy hoá học
2. Rèn luyện tư duy hoá học

3. Ghi chép
3. Ghi chép

4. Luyện tập thường xuyên
4. Luyện tập thường xuyên

5. Thực hành
5. Thực hành thí nghiệm

6. Sử dụng thẻ ghi nhớ
6. Sử dụng thẻ ghi nhớ

7. Tham quan thực tế nhà máy
7. Tham quan thực tế nhà máy

8. Sơ đồ tư duy
8. Sơ đồ tư duy

4. Phương pháp nghiên cứu hóa học

4.1. Tìm hiểu phương pháp nghiên cứu hoá học

Phương pháp nghiên cứu hoá học bao gồm: nghiên cứu lí thuyết, nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu ứng dụng.

- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết là sử dụng những định luật, nguyên lí, quy tắc, cơ chế, mô hình, …cũng như các kết quả nghiên cứu đã có để tiếp tục làm rõ những vấn đề của lí thuyết hoá học.

Thí nghiệm chiết xuất tinh dầu
Thí nghiệm chiết xuất tinh dầu

- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm là nghiên cứu những vấn đề dựa trên kết quả thí nghiệm, khảo sát, thu thập số liệu, phân tích, định lượng, …

- Phương pháp nghiên cứu ứng dụng nhằm mục đích giải quyết các vấn đề hoá học được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau.

4.2. Tìm hiểu các bước nghiên cứu hoá học

Phương pháp nghiên cứu hoá học thường bao gồm một số bước: (1) Xác định vấn đề nghiên cứu; (2) Nêu giả thuyết khoa học; (3) Thực hiện nghiên cứu (lí thuyết, thực nghiệm, ứng dụng); (4) Viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề. Ví dụ như hiện tượng mưa acid, hiện tượng rỉ sét kim loại tàu biển, các phản ứng hóa học khi pháo hoa nổ,... 

Hiện tượng hóa học đời sống - Mưa acid
Hiện tượng hóa học đời sống - Mưa acid

Hướng dẫn giải bài tập

1. Nội dung nào dưới đây không phải là đối tượng nghiên cứu của hoá học?

A. Thành phần, cấu trúc của chất.

B. Tính chất và sự biến đổi của chất.

C. Ứng dụng của chất.

D. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào.

Giải: 

Hoá học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của chất cũng như ứng dụng của chúng.

Hóa học không nghiên cứu về sự lớn lên và sinh sản của thế bào

⇨ chọn đáp án D

2. Qua tìm hiểu thực tế, em hãy thiết kế một poster về vai trò của hoá học đối với lĩnh vực y học.

Mời các bạn tham khảo poster từ các bạn học sinh (nguồn:internet)

Hóa học trong trà xanh
Hóa học trong trà xanh

3. Cho các bước trong phương pháp nghiên cứu hoá học: Nêu giả thuyết khoa học; Viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề; Thực hiện nghiên cứu; Xác định vấn đề nghiên cứu. Hãy sắp xếp các bước trên vào sơ đồ dưới đây theo thứ tự để có quy trình nghiên cứu phù hợp.

Giải:

Phương pháp nghiên cứu hoá học thường bao gồm một số bước: 

(1) Xác định vấn đề nghiên cứu; 

(2) Nêu giả thuyết khoa học; 

(3) Thực hiện nghiên cứu (lí thuyết, thực nghiệm, ứng dụng); 

(4) Viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề.

0 Nhận xét