HÓA HỌC 10 || BÀI 7: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

👉 Các nguyên tố hóa học được xếp vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học theo nguyên tắc nào?

👉 Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có cấu tạo như thế nào?

👉 Cấu tạo của bảng tuần hoàn: ô, chu kì, nhóm nguyên tố (nhóm A, nhóm B)

 I. NGUYÊN TẮC SẮP XẾP CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN 

Các nguyên tố hóa học được xếp vào một bảng, tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. 

- Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được sắp xếp thành một hàng. 

- Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị (*) trong nguyên tử được sắp xếp thành một cột. 

Bảng các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc trên được gọi là Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hay gọi tắt là bảng tuần hoàn.

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

(*) 🌞🌞🌞 Electron hóa trị là những electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học. Chúng thường nằm ở lớp ngoài cùng hoặc ở cả phân lớp sát ngoài cùng nếu phân lớp đó chưa bão hòa. 

II. CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN

1. Ô nguyên tố 

- Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô của bảng, gọi là ô nguyên tố. Số thứ tự của ô dúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó. 

Ô nguyên tố của Hidro (H) và Nhôm (Al)
Ô nguyên tố của Hidro (H) và Nhôm (Al)

- Số thứ tự của ô nguyên tố = số hiệu nguyên tử đó hay số thứ tự nguyên tố = Z = số p = số e.

2. Chu kì

- Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. 

- Bảng tuần hoàn gồm 7 chu kì được đánh số từ 1 đến 7. Số thứ tự của chu kì trùng với số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó. 

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hay gọi tắt là bảng tuần hoàn.
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hay gọi tắt là bảng tuần hoàn.

- Đặc điểm của các chu kì:

🌞 Chu kì 1: Gồm 2 nguyên tố H (Z = 1) và He (Z = 2). Nguyên tử của nguyên tố thuộc chu kì 1 có 1 lớp electron (n = 1), đó là lớp K.

🌞 Chu kì 2: Gồm 8 nguyên tố Li (Z = 3) và Ne (Z = 10). Nguyên tử của nguyên tố thuộc chu kì 2 có 2 lớp electron (n = 2), đó là lớp K gồm 2 electron và lớp L.

🌞 Chu kì 3: Gồm 8 nguyên tố Na (Z = 11) và Ar (Z = 18). Nguyên tử của nguyên tố thuộc chu kì 3 có 3 lớp electron (n = 3), đó là lớp K gồm 2 electron, lớp L gồm 8 electron và lớp M.

🌞 Chu kì 4: gồm 18 nguyên tố từ K (Z = 19) đến Kr (Z = 36). Nguyên tử của nguyên tố thuộc chu kì 4 có 4 lớp electron (n = 4).

🌞 Chu kì 5: gồm 32 nguyên tố từ Rb (Z = 37) đến Xe (Z = 5). Nguyên tử của nguyên tố thuộc chu kì 5 có 5 lớp electron (n = 5).

🌞 Chu kì 6: có 18 nguyên tố bắt đầu từ nguyên tố kiềm Cs (Z = 55) và kết thúc là nguyên tố khí hiếm (Z = 86). Nguyên tử của nguyên tố thuộc chu kì 6 có 6 lớp electron (n = 6). Sự phân bố electron diễn ra phức tạp hơn.

🌞 Chu kì 7: có 32 nguyên tố bắt đầu từ nguyên tố Fr (Z = 87) đến nguyên tố có Z = 110. Nguyên tử của nguyên tố thuộc chu kì 7 có 7 lớp electron (n = 7). Đây là chu kì chưa hoàn thành.

🌞 Ở chu kì 5: 14 nguyên tố sau La (Z = 58 đến 71) được tách ra khỏi bảng, lập thành họ Lantan.

🌞Ở chu kì 6: 14 nguyên tố sau Ac (Z = 90-103) được đưa ra khỏi bảng, lập thành họ Actini.

- Phân loại chu kì : 

+ Chu kì 1, 2 và 3 là các chu kì nhỏ. 

+ Chu kì 4, 5, 6 và 7 là các chu kì lớn. 

🌞🌞🌞 Nhận xét : 

- Từ chu kì 2, mỗi chu kì đều được bắt đầu bằng một kim loại kiềm, kết thúc bằng khí hiếm. 

- Số electron lớp ngoài cùng mỗi chu kì tăng dần từ 1 đến 8. 

3. Nhóm nguyên tố  

- Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột. 

- Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron hóa trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm (trừ một số ngoại lệ: hai cột cuối của nhóm VIIIB)

- Bảng tuần hoàn có 18 cột được chia thành 8 nhóm A đánh số từ IA đến VIIIA và 8 nhóm B đánh số từ IB đến VIIIB. Mỗi nhóm là một cột, riêng nhóm VIIIB là 3 cột. 

🌞 Ngoài cách chia các nguyên tố thành nhóm, ta có thể chia chúng thành các khối như sau : 

- Khối các nguyên tố s gồm các nguyên tố nhóm IA được gọi là nhóm kim loại kiềm và IIA được gọi là nhóm kim loại kiềm thổ. 

- Nguyên tố s là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp s. 

- Nguyên tố nhóm s là các kim loại hoạt động hóa học rất mạnh. Các nguyên tố s có khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp hơn các kim loại khác.

- Khối các nguyên tố p gồm các nguyên tố thuộc các nhóm từ IIIA đến VIIIA (trừ He).

🌞Nguyên tố p là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp p. 

🌞🌞🌞 Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.   

- Khối các nguyên tố d gồm các nguyên tố thuộc các nhóm B. 

Nguyên tố d là các nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp d. 

- Khối các nguyên tố f gồm các nguyên tố xếp thành hai hàng ở cuối bảng. Chúng gồm có 14 nguyên tố họ Lantan (từ Ce (Z = 58) đến Lu (Z = 71)) và 14 nguyên tố họ Actini (từ Th (Z = 90) đến Lr (Z = 103)). 

🌞 Nguyên tố f là các nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp f. 

- Các nhóm B bao gồm các nguyên tố d và nguyên tố f. 

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học chất lượng cao

🌞🌞🌞 Nhận xét : 

- Hai nguyên tố kế nhau trong một chu kì, thì điện tích hạt nhân của chúng khác nhau 1 đơn vị. 

- Hai nguyên tố thuộc cùng 1 phân nhóm và ở 2 chu kì liên tiếp thì số Z của chúng khác nhau 2 hoặc 8 hoặc 18 hoặc 32 đơn vị. 

III. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP

Bài 1. Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là
A. 3.                B. 5.                C. 6.                  D. 7.
Chọn đáp số đúng.
Giải: 
Đặc điểm của các chu kì:
- Chu kì 1: Gồm 2 nguyên tố H (Z = 1) và He (Z = 2). Nguyên tử của nguyên tố thuộc chu kì 1 có 1 lớp electron (n = 1), đó là lớp K.
- Chu kì 2: Gồm 8 nguyên tố Li (Z = 3) và Ne (Z = 10). Nguyên tử của nguyên tố thuộc chu kì 2 có 2 lớp electron (n = 2), đó là lớp K gồm 2 electron và lớp L.
- Chu kì 3: Gồm 8 nguyên tố Na (Z = 11) và Ar (Z = 18). Nguyên tử của nguyên tố thuộc chu kì 3 có 3 lớp electron (n = 3), đó là lớp K gồm 2 electron, lớp L gồm 8 electron và lớp M.
- Chu kì 4: gồm 18 nguyên tố từ K (Z = 19) đến Kr (Z = 36). Nguyên tử của nguyên tố thuộc chu kì 4 có 4 lớp electron (n = 4).
- Chu kì 5: gồm 18 nguyên tố từ Rb (Z = 37) đến Xe (Z = 5). Nguyên tử của nguyên tố thuộc chu kì 5 có 5 lớp electron (n = 5).
- Chu kì 6: có 32 nguyên tố bắt đầu từ nguyên tố kiềm Cs (Z = 55) và kết thúc là nguyên tố khí hiếm (Z = 86). Nguyên tử của nguyên tố thuộc chu kì 6 có 6 lớp electron (n = 6). Sự phân bố electron diễn ra phức tạp hơn.
- Chu kì 7: có 32 nguyên tố bắt đầu từ nguyên tố Fr (Z = 87) đến nguyên tố có Z = 110. Nguyên tử của nguyên tố thuộc chu kì 7 có 7 lớp electron (n = 7)
Vậy chọn đáp án đúng là C.
Bài 2. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn là
A. 3 và 3.                B. 3 và 4.                C. 4 và 4.                D. 4 và 3.
Chọn đáp số đúng.
Giải:
Ta có phân loại chu kì trong bảng tuần hoàn như sau: 
+ Chu kì 1, 2 và 3 là các chu kì nhỏ. 
+ Chu kì 4, 5, 6 và 7 là các chu kì lớn.
Vậy chọn đáp đúng là B.
Bài 3. Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là
A. 8 và 18.              B. 18 và 8.              C. 8 và 8.                D. 18 và 18.
Chọn đáp số đúng.
Giải: 

Đặc điểm của các chu kì:
- Chu kì 1: Gồm 2 nguyên tố H (Z = 1) và He (Z = 2). 
- Chu kì 2: Gồm 8 nguyên tố Li (Z = 3) và Ne (Z = 10).
- Chu kì 3: Gồm 8 nguyên tố Na (Z = 11) và Ar (Z = 18).
- Chu kì 4: gồm 18 nguyên tố từ K (Z = 19) đến Kr (Z = 36).
- Chu kì 5: gồm 18 nguyên tố từ Rb (Z = 37) đến Xe (Z = 5).
- Chu kì 6: có 32 nguyên tố từ Cs (Z = 55) đến nguyên tố khí hiếm (Z = 86).
- Chu kì 7: có 32 nguyên tố bắt đầu từ nguyên tố Fr (Z = 87) đến nguyên tố có Z = 110.
Vậy chọn đáp đúng là B.

Bài 4. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào?
A. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng.
C. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành 1 cột.
D. Cả A, B, C.
Chọn đáp án đúng nhất.
Giải: 

Các nguyên tố hóa học được xếp vào một bảng, tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. 
- Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được sắp xếp thành một hàng. 
- Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị  trong nguyên tử được sắp xếp thành một cột.
Vậy chọn đáp đúng là D.
Bài 5. Tìm câu sai trong các câu sau đây:
A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.
B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì. Số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử.
D. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B.
Giải:
Chọn đáp án đúng là C vì số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử.

Bài 6.  Hãy cho biết nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Giải:
Các nguyên tố hóa học được xếp vào một bảng, tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. 
- Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được sắp xếp thành một hàng. 
- Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được sắp xếp thành một cột.

Bài 7. 
a) Nhóm nguyên tố là gì?
b) Bảng tuần hoàn các nguyên tố có bao nhiêu cột?
c) Bảng tuần hoàn có bao nhiêu nhóm A?
d) Bảng tuần hoàn có bao nhiêu nhóm B? Các nhóm B gồm bao nhiêu cột?
e) Những nhóm nào chứa nguyên tố s? Những nhóm nào chứa nguyên tố p? Những nhóm nào chứa nguyên tố d?

Giải:
a) Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và xếp thành một cột.
b) Bảng tuần hoàn có 18 cột.
c) Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A, được đánh số từ IA đến VIIIA.
d) Bảng tuần hoàn có 8 nhóm B, Gồm 10 cột, được đánh số từ IB đến VIIIB, riêng nhóm VIIIB có 3 cột.
e) Nhóm IA và IIA chứa nguyên tố s, nhóm IIIA đến nhóm VIIIA (trừ He) chứa các nguyên tố p. Các nhóm từ IIIB đến IIB (theo chiều từ trái qua phải trong bảng tuần hoàn) chứa các nguyên tố d.
Bài 8.  Hãy cho biết quan hệ giữa số thứ tự của nhóm A và số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm.
Giải:
Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron hóa trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm (trừ một số ngoại lệ: hai cột cuối của nhóm VIIIB). Trên cơ sở này, Số thứ tự của các nhóm A trùng với số electron hóa trị trong nguyên tử của các nguyên tố trong nhóm.
Bài 9.  Hãy cho biết số electron thuộc lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố Li, Be, B, C, N, O, F, Ne.
Giải:
Tra bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học tìm được số điện tích hạt nhân (Z) và viết cấu hình electron của các nguyên tố Li, Be, B, C, N, O, F, Ne. Từ đó suy ra số electron lớp ngoài cùng (LNC).
Ta có: 
Li (Z = 3): 1s22s1 => có 1 electron LNC  (lớp ngoài cùng) 
Be (Z = 4): 1s22s2 => có 2 electron LNC
B (Z = 5): 1s22s22p1 => có 3 electron LNC 
C (Z = 6): 1s22s22p2 => có 4 electron LNC 
N (Z = 7): 1s22s22p3 => có 5 electron LNC
O (Z = 8): 1s22s22p4 => có 6 electron LNC 
F (Z = 9):  1s22s22p5  => có 7 electron LNC 
Ne (Z = 10): 1s22s22p6 => có 8 electron LNC

LỜI KẾT

Trên đây chúng ta đã tìm hiểu nguyên tắc sắp xếp, cấu tạo của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học đầy đủ và chi tiết cấu tạo của nhóm nguyên tố nhóm A, nhóm B. Hi vọng bài viết BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC hữu ích với các bạn. Hãy chia sẻ đến những người bạn của bạn nhé! Chúc các bạn học tốt!

0 Nhận xét