Phèn Chua Là Gì? Công Thức Hóa Học Của Phèn Chua là Gì?Tính Chất Lý Hóa Của Phèn Chua Là Gì?

Bên cạnh các chất hóa học thường gặp trong đời sống hằng ngày thì không thể thiếu phèn chua? Phèn chua là một dạng hợp chất hóa học đã được sử dụng để lọc nước uống từ lâu đời. Vậy công thức hóa học của phèn chua là gì? tính chất vậy lý của phèn chua là gì? tính chất hóa học của phèn chua như thế nào?Hôm nay Huỳnh Chem Blog xin chia sẽ tất tần tật kiến thức hóa học về phèn chua nhé.

 1. Phèn chua là gì?

- Phèn chua (bột phèn nhôm) còn được gọi là phèn nhôm, đây là chất mà con người người ta biết đến rất sớm. 

-  Phèn chua còn có tên gọi là kali alum vì chúng có thành phần muối kép chứa cả nhôm và kali.

Ngoài ra phèn chua là một hợp chất vô cơ bao gồm các phân tử nước, nhôm , kim loại khác ngoài nhôm và sunfat. 

- Phèn chua có tên khoa học là Alumen.

Công thức hóa học của phèn chua

Công thức hóa học của phèn chua

2. Công thức hóa học của phèn chua

- Là một muối vô cơ, còn được gọi là kali nhôm sunfat vì phèn chua là muối sunfat kép của nhôm và kali.

- Ở dạng tinh thể ngậm 24 phân tử H2O nên có công thức hoá học là K2SO4.Al2(SO4).24H2O hoặc  KAl2(SO4)212H2O

Phèn chua là muối kép ở dạng ngậm nước. 

Công thức hóa học chung của phèn chua là  XAl2(SO4)212H2O. Khi thay thế X bằng kim loại hay thành phần khác thì muối phèn sẽ hình thành một loại khác của phèn chua.

+ Trong đó X là các kim loại gồm Na, K, Cr, NH3

+ Phèn chua tồn tại ở các dạng khác nhau: phèn chua Natri,  phèn chua Amoni, phèn Crôm, phèn chua Selen. Các loại này có đặc điểm và tính chất hóa học của phèn chua này ra sao? Các bạn có thể tham khảo tiếp Các Loại Phèn Chua, Phèn Nhôm?

3. Tính chất vật lý của phèn chua

- Phèn chua có vị chua chát, ít tan trong nước lạnh nhưng tan rất nhiều trong nước nóng nên rất dễ tinh chế bằng kết tinh lại trong nước.

- Khi tan trong nước, phèn chua thủy phân do tạo kết tủa Al(OH)3, đây là chất dạng keo được ứng dụng nhiều trong đời sống

- Tồn tại ở dạng tinh thể bát diện nhỏ không đều, không màu hoặc trắng, cũng có thể trong hay đục.

- Mất nước kết tinh thành phèn khan dạng bột màu trắng

- Tinh thể lớn, trong suốt hoặc bột kết tinh trắng

- Các hợp chất của phèn chua đều có vị ngọt

- Hòa tan tự do trong nước, không hòa tan trong etanol và dung dịch axit

-  Phèn nhôm có nhiệt hòa tan âm nên có độ tan kém hơn muối sunfat riêng.

- Chúng không tan trong cồn, nhiệt độ nóng chảy 92-93 0C, nhiệt độ sôi lên đến 2000 0C  

 🌞🌞🌞  Thông số vật lý

- Khối lượng mol                  258.205 g/mol

- Khối lượng riêng         1.725 g/cm3

- Điểm nóng chảy                 92–93 °C


- Độ hòa tan trong nước 14.00 g/100 mL (20 °C), 1 g / 7,5 ml ở 25ºC


- Điểm sôi                               200 °C 

- Màu sắc                         Trắng hoặc không màu

- Mùi vị                                 Chua chát

- Chiết suất (nD)                 1.4564

4. Tính chất hóa học của phèn chua

-  Nhiệt độ lớn hơn 92.5 °C muối dễ mất nước hoàn toàn tạo thành muối khan dưới dạng mộ khối hình nấm rất to, xốp và rất dễ vỡ thành bột gọi là phèn phi.

- Giá trị pH: từ 3,0 đến 4,0 (dung dịch 10%)

- Phèn chua tan ít trong nước nhưng tăng dần độ tan khi tăng trong nước nóng. Khi cho phèn chua vào nước, phèn chua sẽ phân li ra ion  Al3+. Chính ion Al3+ này bị thủy phân theo phương trình:

Al3+ + 3H2O  →  Al(OH)3↓ + 3H3+

 Al(OH)3 kết tủa dạng keo và có điện tích bề mặt lớn sẽ hút các hạt lơ lửng thành một khối kết tủa rơi xuống đáy.

 Al(OH)3 là chất kết tủa dạng keo

 tính chất này được ứng dụng để làm sạch nước của phèn chua

ứng dụng để làm sạch nước của phèn chua
Ứng dụng để làm sạch nước của phèn chua

Phèn chua có thể ion hóa hai loại ion kim loại trong nước: 

Phèn chua có thể bị phân hủy

KAl(SO4)2 → K3+ + Al3++ + 2SO42-
Hoặc phèn chua có thể bị phân hủy trong nước và tạo ra các chất gồm:

4KAl(SO4)2 → 2Al2O3 + 2K2SO4 + 6SO2 + 3O2

Phèn chua tác dụng với nước

Khả năng hấp phụ nhôm hydroxit dạng keo mạnh, có thể được hấp phụ trong các tạp chất lơ lửng và tạo thành kết tủa trong nước. Do đó, phèn chua là chất lọc nước tốt.

2KAl(SO4)2 + 6H2O  →  K2SO4 + 2Al(OH)3 + 3H2SO4

Phèn chua tác dụng với dung dịch muối

KAl(SO4)2 + 2BaCl2 → 2BaSO4 + KCl + AlCl3

Phèn chua tác dụng với dung dịch bazơ

Vì là muối gốc sunfat nên phèn chua có tính axit và tác dụng được với dung dịch bazơ mạnh như NaOH, KOH và oxit bazơ

KAl(SO4)2  + 3KOH → Al(OH)3 + 2K2SO4

KAl(SO4)2  + 4NaOH → KOH + Al(OH)3 + 2Na2(SO4)

2Ba(OH)2 + KAl(SO4)2 → Al(OH)3 + KOH + 2BaSO4

Kết luận

Trên đây là kiến thức hóa học đời sống về phèn chua hay còn gọi là phèn nhôm được sử dụng phổ biến trong đời sống hằng ngày và ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp. Đó là những công dụng gì, mời các bạn tham khảo bài viết Công dụng của phèn chua là gì để thấy những ứng dụng đa dạng của phèn chua nhé. Hi vọng rằng sau bài viết Phèn Chua Là Gì? Công Thức Hóa Học Của Phèn Chua là Gì? Tính Chất Lý Hóa Của Phèn Chua Là Gì? mang đến cho chúng ta hiểu biết hơn về loại hóa chất phổ biến trong đời sống chúng ta.

0 Nhận xét