Bột Phèn Chua - Công Dụng Của Phèn Chua Là Gì? Phèn Chua Ăn Được Không? Phèn Chua Có Độc Hay Không?

Qua tính chất hóa học của phèn chua thì phèn chua được ứng dụng như thế nào trong đời sống hiện nay? Mời các bạn đọc tìm hiểu bài viết Hóa Học Đời Sống hôm nay về công dụng của phèn chua là gì? Phèn chua có độc hay không? Phèn chua có ăn được không? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết về phèn chua nhé!

1. Bột phèn chua là gì

- Bột phèn chua hay còn gọi là phèn chua, phèn nhôm là một loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc có màu trắng trong hoặc hơi đục.

Theo y học cổ truyền thì bột phèn chua là gì?

Phèn chua, chua chát, lạnh lùng

Giải độc, táo thấp, sát trùng ngoài da

Dạ dày, viêm ruột, thấp tà

Dùng liều thật ít, thuốc đà rất hay

Bột phèn chua là gì

Bột phèn chua là gì

- Phèn chua còn được xem là phèn nhôm, phèn chua không độc, có vị chát chua, ít tan trong nước lạnh nhưng tan rất nhiều trong nước nóng nên dễ tinh chế bằng kết tinh lại trong nước.

- Các tính chất hóa học của phèn chua giúp chúng có những ứng dụng vô cùng quan trọng trong đời sống hằng ngày.

2. Công dụng của phèn chua là gì?

2.1. Công dụng của phèn chua trong đời sống

- Xử lý nước đục: Đây là công dụng của phèn chua gần gửi nhất trong hóa học đời sống. Vì tan trong nước tạo thành hợp chất dạng kép, hạt  keo này kết lính các chất gây đục nước (chất lơ lửng nhỏ trong nước). Các hạt keo tăng dần kích thước, tăng trọng lượng và chìm xuống đáy giúp nước sạch, trong hơn. Nên trong dân gian có câu:

Anh đừng bắc bậc làm cao                     

Phèn chua em đánh nước nào cũng trong

- Phèn nhôm cũng được dùng để làm giảm độ pH của đất vườn vì nó thủy phân để tạo thành kết tủa hydroxit nhôm và một dung dịch axit sunfuric loãng. 

- Phèn chua được sử dụng trong thực phẩm

+ Phèn chua có tác dụng làm tăng độ trắng và giòn cho thực phẩm

Phèn chua có tác dụng làm tăng độ trắng và giòn cho thực phẩm
Phèn chua có tác dụng làm tăng độ trắng và giòn cho thực phẩm

+ Phèn chua có dụng làm sạch thực phẩm trước khi chế biến như làm sạch lòng lợn, sạch nhớt cá...

+ Dùng bảo quản thực phẩm như làm cho trứng tươi lâu hơn...

+ Phèn làm sạch bề mặt của đồ dùng nhà bếp làm từ sắt như nồi, chảo,...

2.2. Công dụng của phèn chua trong công nghiệp

- Công dụng của phèn chua trong công nghệ xử lý nước thải: phèn chua là chất tạo phản ứng kết tủa bông keo làm lắng đọng các hạt lơ lửng giúp quá trình xử lý nước thải hiệu quả hơn. Công dụng của phèn chua mang đến một bước phát triển mới của ngành công nghiệp xử lý nước thải hiện nay.

Xử lý nước bằng phèn chua

Xử lý nước bằng phèn chua

- Công dụng của phèn chua trong công nghiệp giấy

+ Kết hợp cùng phèn nhôm và muối ăn tạo thủy phân bột giấy (phản ứng trao đổi) tạo thành hidroxit kết dính với các xenlulozơ với nhau để giúp giấy dai hơn, không bị nhòe khi viết.

+ Là chất giúp định cỡ trong ngành công nghiệp giấy và cải thiện khả năng chống thấm nước của giấy (được sử dụng trong việc định cỡ giấy với nhũ tương nhựa thông)

- Công dụng của phèn chua trong công nghiệp dệt, nhuộm 

+ Khi nhuộm vải, hiđroxit đó được sợi vải hấp phụ và giữ chặt trên sợi sẽ kết hợp với phẩm nhuộm tạo thành màu bền, cho nên có tác dụng làm chất cắn màu. 

+ Là chất làm cắn màu quan trọng: các hiđroxit trong phèn chua sẽ được sợi vải hấp phụ và giữ chặt trên sợi sẽ kết hợp với phẩm nhuộm tạo thành màu bền, tránh bay màu hiệu quả.

+ Phèn chua kết hợp với cấu trúc phân tử của thuốc nhuộm và vải để thuốc nhuộm không bị chảy ra khi vải bị ướt hay còn gọi là chất cố đinh thuốc nhuộm.

2.3. Công dụng của phèn chua trong y học

- Phèn chua có tính sát trùng nên có tác dụng 

+ Trị ngứa, nấm da, chữa nước ăn chân, trị ngứa âm âm hộ,cải thiện tình trạng khí hư bạch đới, viêm âm đạo

+ Tai chảy nước mủ hay miệng lưỡi lở.

+ Phèn chua giúp làm giảm các vết loét ở ngoài da và niêm mạc

+ Phèn chua giúp loại bỏ mùi hôi miệng

Công dụng của phèn chua trong y học

Công dụng của phèn chua trong y học

- Phèn chua dùng để bào chế ra các thuốc chữa đau răng, đau mắt, ho ra máu (các loại xuất huyết). 

- Chữa chốc đầu, hắc lào, thuốc xông rửa hỗ trợ trị trĩ.

- Giúp cầm máu vết thương hở, ngăn ngừa nhiễm trùng

- Bên cạnh đó, phèn chua còn có tác dụng làm đẹp da, trị mụn

3. Phèn chua có ăn được không? Phèn chua phèn chua độc hại không?

3.1. Độc tính của phèn chua đối với con người

- Nhôm sulfat khá không độc, LD50 ở miệng cấp tính và mãn tính đều lớn hơn 5.000mg/kg (5). Tuy nhiên, phèn chua vẫn có thể gây kích ứng, bỏng và các vấn đề về hô hấp. Nếu hít phải, nó có thể gây nhức đầu, buồn nôn và kích ứng đường hô hấp. 

- Phèn chua không được NTP, IARC hoặc OSHA liệt kê là chất gây ung thư.

- Tổn thương phổ biến nhất do nhôm sunfat là kích ứng mô cục bộ. 

- Kích thích gây khó chịu thường là do thủy phân để tạo thành axit sulfuric và có thể xảy ra khi nuốt phải, tiếp xúc với da hoặc mắt, hoặc hít phải bụi và sương mù. 

+ Kích ứng với da/mắt: Có thể gây bỏng giác mạc hoặc kích ứng nghiêm trọng ở mắt. Hơn nữa, khói hoặc sương mù có thể gây kích ứng hoặc bỏng da.

+ Đường ăn: Kích ứng đường miệng và đường tiêu hóa. Tổn thương mô cục bộ. Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và xuất huyết tiêu hóa có thể xảy ra sau đó. Có thể gây tử vong nếu nuốt phải với số lượng vừa đủ.

+ Hít phải : Kích ứng hệ hô hấp. Tiếp xúc lâu dài có thể gây kích ứng phế quản, ho và viêm phổi phế quản. Các tình trạng bệnh lý thường trầm trọng hơn là các bệnh hô hấp cấp tính và mãn tính. Đường vào: Nuốt phải, tiếp xúc với da hoặc mắt hoặc hít phải bụi và sương mù.

3.2. Phèn chua có độc hại không?

- Phèn chua không có độc nếu sử dụng phèn chua với liều lượng phù hợp.

- Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và tổ chức an toàn Châu Âu (EFSA) khuyến cáo việc sử dụng nhôm trong thực phẩm và đưa ra khuyến cáo với mức dung nạp hàng tuần (TWI) với nhôm là 1mg/ kg thể trọng, nghĩa là 60mg nhôm mỗi tuần với người nặng 60kg. 

Phèn chua có độc không

Phèn chua có độc không???

- Nếu dùng quá nhiều lượng phèn chua thì ảnh hưởng đến sức khỏe: 

+ Gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và nguy cơ mắc phải các bệnh nguy hiểm là rất cao, tiêu biểu nhất chính là bệnh suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi.

+ Có thể gây hiện tượng như chóng mặt, nôn ói, tiêu chảy,...

3.3. Phèn chua có ăn được không?

- Tại Việt Nam, phèn chua là hóa chất được bộ y tế cho phép dùng trong thực phẩm. Tuy nhiêu với liều lượng vượt quá cho phép sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Do đó, dùng phèn chua không hẳn có hại nhưng phải cân đối tỷ lệ phù hợp để không ảnh hưởng tới sức khỏe.

3.4. Tác hại của phèn chua

Trong thành phần của phèn chua có chứa nhôm, nhưng lượng nhu cầu đối với cơ thể chúng ta rất thấp nên việc lạm dụng phèn chua quá mức có thể dẫn tới nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số tác hại của phèn chua:

- Đường ruột hấp thụ nhôm, tích tụ ở các mô rải rác trong cơ thể, nhiều đặc biệt là ở xương.

- Phèn chua có thể sẽ khiến cơ thể cảm giác nôn mửa và nhiều triệu chứng khác.

- Phèn có thể gây kích ứng da và niêm mạc. Hơi phèn có thể gây tổn thương phổi.

- Bên cạnh đó, chúng gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và nguy cơ mắc phải các bệnh nguy hiểm là rất cao.

Lời kết

Trên đây là kiến thức hóa học đời sống về phèn chua, phèn nhôm và các loại phèn chua, phèn nhôm được sử dụng phổ biến trong đời sống hằng ngày và ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp. Hi vọng rằng sau bài viết Bột Phèn Chua - Công Dụng Của Phèn Chua Là Gì? Phèn Chua Ăn Được Không? Phèn Chua Có Độc Hay Không?  mang đến cho chúng ta hiểu biết hơn về loại hóa chất phổ biến trong đời sống chúng ta.

0 Nhận xét